Triển lãm "Tinh thần Võ đạo - Lịch sử Võ thuật Nhật Bản"

The Spirit of Budo : The History of Japan's Martial Arts - Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam và Đại Sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam trân trọng giới thiệu đến khán giả Việt Nam triển lãm “Tinh thần Võ đạo – Lịch sử Võ thuật Nhật Bản”, diễn ra từ ngày 08/11 đến ngày 24/11/2019 tại Nhà Triển lãm (thuộc Bảo tàng Tp.HCM) số 92 Lê Thánh Tôn, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh.

Võ thuật và Võ đạo - những tinh hoa võ cổ truyền độc đáo của Nhật Bản suốt hơn một thiên niên kỷ - đã phát triển từ “đoạt mạng” do chú trọng thực chiến trên chiến trường sang "trao mạng". Để khuyến khích các võ sinh bình tâm, tĩnh thể, người ta đã đổi tên các hậu tố "jutsu" sang thành "dō”. Sau Thế chiến thứ hai, Võ đạo đã được nhìn nhận lại và trở thành loại hình thể thao phổ biến trên thế giới tới mức được đưa vào thi đấu ở Olympic. Võ đạo sẽ còn tiếp tục được nhiều người yêu quý vì đó là một loại hình thể thao thú vị cũng như là một quá trình mưu cầu suốt đời về một thể chất và tinh thần khỏe mạnh. Do đó, không còn nghi ngờ gì nữa, Võ đạo chắc chắn sẽ có đóng góp rất to lớn cho hòa bình trên khắp thế giới.
Lần này, trong bối cảnh Võ đạo Nhật Bản nhận được sự quan tâm to lớn từ nước ngoài, chúng tôi tổ chức triển lãm lưu động “TINH THẦN VÕ ĐẠO – Lịch sử Võ thuật Nhật Bản” đến nhiều các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để nhằm mục đích giúp quý vị hiểu được khái quát về lịch sử Võ thuật - Võ đạo ở Nhật Bản, hình thành từ võ thuật chiến đấu ngoài chiến trường (Võ thuật) thành Võ đạo, môn thể dục - thể thao.

Phần 2 nói về sự định hình lại từ "Võ thuật" thành "Võ đạo" vào giai đoạn từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20 và sự tiếp thu tinh thần võ đạo trong đời sống Nhật Bản hiện đại. Ở đây, chúng tôi giới thiệu 9 tổ chức võ đạo hiện đại cũng như trưng bày các dụng cụ được sử dụng trong thực tế.
Triển lãm lần này gồm có 2 phần. Ở phần 1, chúng tôi trưng bày bản gốc hoặc bản sao các hiện vật cung tên, áo giáp, mũ giáp, trình bày những biến đổi của võ thuật Nhật Bản từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 19. Do về mặt chất liệu, có nhiều hiện vật cổ đã không còn tồn tại hoặc đã bị trầy xước nhiều, không phù hợp để đem triển lãm lưu động ở nước ngoài, hơn một nửa các hiện vật được trưng bày lần này là bản sao hoặc bản phục chế, tuy nhiên vẫn không làm mất đi sự sinh động vốn có. Thông qua triển lãm này, chúng tôi hy vọng quý vị không chỉ có thêm những hiểu biết về văn hóa Võ Đạo mà còn có thêm một góc nhìn mới về ý niệm cái "đẹp" hay sức sáng tạo của người Nhật, lịch sử xã hội Nhật Bản, thế giới quan của người Nhật.

nguồn: Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (The Japan Foundation Center for Cultural Exchange in Vietnam).



Follow SAIGON SCENES
YouTube icon Facebook icon Instagram icon Twitter icon Pinterest icon

No comments:

Post a Comment